[ Kiến thức ] Tìm hiểu về cáp đồng trục
Cáp đồng trục là gì? Cấu tạo ra sao? Có những loại cáp đồng trục phổ biến nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về cáp đồng trục.
1. Cấu tạo cáp đồng trục
Cáp đồng trục (Coaxial) là một loại cáp điện được kỹ sư, nhà toán học người Anh Oliver Heaviside phát minh.
Về cấu trúc chung, cáp đồng trục thường có cấu tạo từ trong ra ngoài như sau:
– Lõi cáp: được làm bằng đồng nguyên chất hoặc hợp kim CCS(kim loại mạ đồng).
– Lớp điện môi: được làm từ xốp cách điện PE
– Màng nhôm mỏng: ngăn cản từ trường và ảnh hưởng dòng điện, ngăn tín hiệu rò rỉ ra bên ngoài
– Lớp hợp kim đan xen nhau, dạng lưới: tăng khả năng chống nhiễu
– Lớp dầu chống ẩm: tránh sự xâm nhập của hơi nước.
– Vỏ bọc ngoài(Jacket): bảo vệ cáp khỏi tác động từ bên ngoài và sự rò rỉ tín hiệu từ bên trong
2. Tiêu chuẩn cáp đồng trục
Cáp đồng trục phải đáp ứng được tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10296:2014 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Tiêu chuẩn này dựa trên cơ sở tài liệu IEC 61196-1, IEC 61196-5, IEC 61196-6 của Ủy ban kỹ thuật điện Quốc tế.
3. Các loại cáp đồng trục
Phổ biến nhất trên thị trường là cáp đồng trục RG6 và RG59 được dùng trong hệ thống truyền hình (cáp đồng trục tivi) và hệ thống camera giám sát (cáp đồng trục camera).
Cáp RG59 phù hợp với việc truyền dẫn tín hiệu ở tần số thấp và khoảng cách ngắn, còn cáp RG6 phù hợp với việc truyền dẫn tín hiệu ở tần số cao và khoảng cách xa.
Ngoài ra còn cáp RG11, RG56, 3C-2V,QR-320, QR-540, QR-715, QR-860, QR-1125, RG-179 nhưng ít được sử dụng hơn.
4. Ưu nhược điểm của cáp đồng trục
Ưu điểm:
– Thích hợp cho cả hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số và các công nghệ Anolog
– Hoạt động với băng thông rộng và truyền tải khoảng cách xa hơn nhiều so với cáp xoắn đôi (cáp mạng).
– Hạn chế tối đa được rò rỉ thông tin cũng như ảnh hưởng bởi nhiễu từ, bởi lớp chống nhiễu có độ bao phủ cao.
– Có tuổi thọ cao, dễ dàng lắp đặt, chịu được môi trường khắc nghiệt
– Giá thành rẻ hơn so với cáp mạng và cáp quang
– Có thể lắp đặt bên cạnh vật liệu kim loại mà không bị thất thoát năng lượng
Nhược điểm:
– Không thể truyền tải xa được như cáp mạng và cáp quang
– Độ suy hao tín hiệu nhiều hơn
– Độ bảo mật thấp nếu dùng làm đường truyền internet
– Không thể truyền dữ liệu đa tầng
5. Dây cáp đồng trục camera
Cáp đồng trục camera chia làm 2 loại chính: không dây nguồn và có dây nguồn.
– Cáp camera không dây nguồn là cáp RG6 và 5C
– Cáp camera liền nguồn là cáp RG59
Việc kết hợp dây điện và cáp đồng trục trên một sợi dây giúp tiện lợi trong thi công, nâng cao yếu tố thẩm mỹ cảnh quan.
6. Giá cáp đồng trục
– Cáp RG6 có giá khoảng 4.775đ/m
– Cáp 5C có giá khoảng 5.730đ/m
– Cáp RG59 có giá từ 7.255-9.355đ/m
– Cáp RG11 có giá khoảng 20.500đ/m
Trên đây là giá tham khảo 1 số cáp đồng trục có dầu phổ biến nhất và đã bao gồm VAT.
7. Sự khác nhau giữa cáp đồng trục và cáp quang
– Cáp quang sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu còn cáp đồng trục dùng tín hiệu điện.
– Khi sử dụng Internet trên đường truyền hình cáp ( chạy trên cáp đồng trục) sẽ gặp phải tình trạng trễ, không ổn định. Ngược lại khi dùng đường truyền bằng cáp quang không gặp phải những vấn đề này, tín hiệu không bị suy hao bất kể thời tiết, từ trường.
– Khả năng bảo mật của cáp đồng trục thường thấp, tín hiệu dễ bị đánh cắp, gặp trời mưa dễ truyền dẫn sét. Với cáp quang thì khác, bảo mật cao, không truyền dẫn sét.
– Khoảng cách truyền dẫn của cáp đồng trục tối đa là 500m, còn cáp quang lên tới 10Km.
Trên đây là kiến thức tổng hợp về cáp đồng trục, Việt Hàn hy vọng sẽ mang lại kiến thức bổ ích cho các bạn. Nếu các bạn có nhu cầu phân phối hay làm đại lý vui lòng để lại lời nhắn trong phần liên hệ, chúng tôi sẽ liên lạc lại với các bạn.